Chú thích Lý_Nhân_(nhà_Thanh)

  1. Các học giả đương thời liệt kê 6 pháp lệnh, gọi là Thanh sơ 6 đại tệ chánh (清初六大弊政): Quyển địa lệnh (圈地令, lệnh đánh dấu đất, ý nói Đa Nhĩ Cổn cho phép quý tộc Bát kỳ chiếm hữu ruộng đất bỏ hoang), Thế phát lệnh (剃发令, lệnh gọt tóc, ý nói nhà Thanh ép buộc người Hán gọt tóc nửa đầu theo phong tục của người Mãn Châu), Đầu sung pháp (投充法, đầu: đến để nương nhờ, sung: lấp đầy, ý nói Đa Nhĩ Cổn hứa hẹn với quý tộc Bát kỳ sau khi vào quan được phép tiếp nhận lưu dân người Hán làm nô bộc <thực chất bắt ép, vì phần lớn là nông dân mất ruộng đất bởi Quyển địa lệnh>, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho số đất đai vừa chiếm được), Đào nhân pháp (逃人法, phép trừng phạt những ai chứa chấp nô bộc bỏ trốn), Cấm quan lệnh (禁关令, lệnh cấm người Hán ra Quan Ngoại, nhà Thanh lấy cớ nơi ấy là đất phát tích của vương triều), Đồ thành (屠城, giết toàn bộ dân chúng trong thành), thuyết khác là Dịch phục (易服, đổi y phục). Xem trang 246, Cố Cung học san, Nhà xuất bản Tử Cấm Thành, 2004, ISBN 9787800474811
  2. 1 2 Cuối Minh đầu Thanh, người nội địa Trung Quốc gọi người Liêu Đông là Đông nhân hay Liêu Tả cựu nhân, bởi vị trí biên thùy và sắc dân hỗn tạp của khu vực này, gọi quân đội nhà Hậu Kim – Thanh là Đông sư. Sau khi quân Thanh nhập quan, danh xưng Đông nhân hay Cựu nhân lại được phiếm chỉ những người Hán bị bắt làm nô bộc cho Bát kỳ Mãn Châu (vốn là tù binh chiến tranh)
  3. Toàn văn có thể xem tại trang 20, Đinh Thủ Hòa – Trung Quốc lịch đại tấu nghị đại điển, Tập 4, Nhà xuất bản Cáp Nhĩ Tân, 1994
  4. Chế độ Thanh câu (清勾制度, Thanh câu chế độ) là chế độ thanh lý (loại bỏ người già) và câu bổ (bổ sung người trẻ) binh sĩ, nhằm đảm bảo sức chiến đấu của quân đội